Hầu như ai cũng đã được tiếp xúc với màu sắc ngay khi còn học trung học, và đã đâu đó chúng ta nghe đến hệ màu RGB hay CMYK hay màu trong thiết kế, màu trong in ấn. Và đặc biệt với các bạn newbie designer thì sẽ không tránh khỏi tình trạng nhầm lẫn giữa 2 hệ màu RGB, CMYK trong thiết kế và in ấn, đôi khi sự nhầm lẫn đó gây nên tình trạng bị lệch màu của sản phẩm khi đã thành phẩm rất nhiều so với file thiết kế được nhìn qua màn hình, và bạn sẽ không hiểu lý do tại sao mình thiết kế màu như thế mà in ra lại khắc hẵn thì trong đó: 1 là do bạn chọn sai hệ màu – 2 là chất liệu in sẽ làm thay đổi màu khi in, và thành phẩm sẽ sáng hoặc sẫm hơn.
Vì thế hôm nay KEA sẽ giới thiệu cho các bạn một kiến thức “vỡ lòng” mà bất kì ai làm việc liên quan tới màu sắc đều phải nắm rõ đó là hệ màu RGB và CMYK cùng với ứng dụng của chúng.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: Hệ màu RGB, CMYK và ứng dụng
1. Hệ màu RGB là gì?
RGB là viết tắt của Red – Green – Blue là ba màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách ra nhờ lăng kính. 3 màu này khi kết hợp với nhau theo tỷ lệ nhất định sẽ tạo ra các màu còn lại mà bạn có thể thấy được, và khi kết hợp 3 màu này với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 thì sẽ tạo ra màu trắng (tùy trường hợp).
Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đỏ, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh. Vì thế hầu hết các thiết bị kĩ thuật số có thể phát quang như màn hình máy tính, tivi, điện thoại đều sử dụng hệ màu RGB làm hệ màu chính.
Hệ màu RGB còn gọi là hệ màu cộng (Additive – Start with Black, add color): Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ bắt đầu với một nền đen là việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện được trên các vật có khả năng phát sáng.
Ứng dụng: Các thiết bị điện tử phát quang. Bạn có thể nhìn 3 màu này trên điện thoại hay tivi bằng cách nhỏ 1 giọt nước lên màn hình sau đó bạn sẽ thấy hột hột chấm nhỏ 3 màu là Đỏ – Xanh lá – Xanh Dương, như đã nói ở trên nếu pha 3 màu với cùng tỷ lệ 1:1:1 sẽ cho ra màu xám cường độ sáng vừa, nếu cường độ cực đại sẽ ra màu trắng và cực tiểu ra màu đen.
2. Hệ màu CMYK là gì?
CMYK là viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Keyline ((K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)) hẵn là khi mua mực cho máy in bạn sẽ thấy bộ màu này, vì thế đơn giản màu này được sử dụng cho ngành in ấn và là hệ màu cơ bản cho máy in. Điều đặc biệt khi kết hợp 3 màu CMY theo tỷ lệ 1:1:1 thì sẽ cho ra màu đen xám.
Và bạn đang suy nghĩ tại sao Keyline trong hệ màu này là màu đen thì sẽ bị thừa (theo lý thuyết), bạn đúng một nữa, còn một nữa là để tiết kiệm mực 3 màu kia và khi in bằng máy in thì bạn phải canh chỉnh thế nào để cho màu sắc hợp lý nhất (Thêm 1 chút Cyan – Bớt 1 chút Magento – Yellow tạm ổn) là đã đủ căng não. Vì thế Keyline sẽ cân bằng màu cho bạn, tăng độ tương phản và tạo ra màu đen trung thực hơn, hơn nữa khi kết hợp 3 màu CMY lại thì không ra hẵn màu đen mà là màu đen xám, vì thế chúng sẽ không đáp ứng được nhu cầu màu sắc chính xác khi in ấn.
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Hệ màu CMYK còn gọi là hệ màu trừ (Subtractive – Start with White, add color): Điều này có nghĩa là những vật không có khả năng phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu tới.
Ứng dụng: Trong ngành in ấn.
Vậy bạn sẽ có câu hỏi là khi làm trên phần mềm Photoshop hay AI bằng 2 hệ màu này thì khi hoàn thành sản phẩm có khác gì nhau đâu, điều này đúng với trường hợp bạn sử dụng sản phẩm sau khi hoàn thành vào việc gì, nếu ứng dụng vào thiết kế website, banner… mà nhìn sản phẩm qua màn hình thì mọi thứ không có gì cả. Nhưng nếu bạn thiết kế 1 sản phẩm ví dụ Standee, Backrop, Poster… bằng hệ màu RGB và mang ra cho nhà in màu CMYK thì mình chắc chắn sản phẩm in ra màu sắc sẽ giống khoảng 70 – 80% hình ảnh gốc thôi, hoặc thậm chí có những màu khó chẳng hạn như màu Cyan mà bạn để RGB sau đó in ra thì nó sẽ ra hẳn màu xanh lá. Và nếu những thiết kế của bạn chỉ sử dụng những màu cơ bản và rõ ràng như đỏ, cam, vàng… thì sản phẩm sẽ không chênh lệch đáng kể.
Tổng kết bài viết: Hệ màu RGB, CMYK và ứng dụng
Qua bài viết, hi vọng bạn cũng đã tìm hiểu và biết được hệ thống màu RGB – CMYK – CMY và ứng dụng của chúng. Hiện nay thì với công nghệ in ấn hiện đại thì khi chuyển đổi một bản thiết kế sang công đoạn in ấn thì hệ thống sẽ tự động chuyển từ RGB sang hệ màu CMYK và làm sao thành phẩm làm ra phải giống với bản thiết kế nhất, với những màu khó như xanh ngoc lục bảo, hồng, xanh dạ quang… thì bạn nên hạn chế sử dụng trong in ấn.
Và một vấn đề bạn hết sức chú ý là chất liệu in ấn bạn nên hiểu được chất liệu thấm hút màu như thế nào và độ bám màu và độ sáng, sẫm của chất liệu đó để có thể làm ra những sản phẩm đẹp nhất nhé.
Nguồn: KenLuz.com