Xây dựng thương hiệu, khi nghe đến cụm từ này thì ai cũng sẽ suy nghĩ một cách “đao to búa lớn” đại loại như phải tầm cỡ như McDonalds hay Apple làm, phải không?
Vì thế nhiều doanh nghiệp nhỏ đã nhầm lẫn tin rằng xây dựng thương hiệu sẽ tốn nhiều tiền, nhiều công sức. Và chắc chắn, có những đơn vị thiết kế và xây dựng thương hiệu cho bạn với mức giá cao “chót vót” mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sẽ không đủ khả năng. Và một vấn đề nếu gặp các đơn vị thiết kế không uy tín thì một vấn đề sẽ xảy ra là bạn tốn rất nhiều tiền nhưng không mang lại kết quả nào khả quan.
Vì thế hôm nay KEA Creative sẽ giới thiệu cho các bạn 4 chiến lược xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ và tất nhiên sẽ không cần phải quá tốn kém, hay quá cầu kỳ phức tạp như các đơn vị thương hiệu thường làm. Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số và thế giới phẳng như hiện nay, thì mọi thứ càng trở nên dễ dàng hơn, nhưng song cũng đầy tính cạnh tranh và thử thách. Quan trọng nhất là bạn phải có những ý tưởng tuyệt vời. Nào hãy cùng KEA tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: 4 chiến lược xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ
1. Tìm hiểu danh tính thương hiệu của bạn
Khi nghe đến thương hiệu hay xây dựng thương hiệu chúng ta thường sẽ suy nghĩ đơn giản chỉ là logo, và những gì liên quan đến hình ảnh thương hiệu. Nhưng không, định nghĩa thương hiệu thì bao gồm rất nhiều thứ, như khách hàng của bạn, danh tiếng của bạn, tầm nhìn của bạn, sứ mệnh của bạn, cảm nhận của bạn, tôn chỉ, văn hóa…. Tóm lại, đó là câu chuyện của bạn, và bạn kể cho mọi người về câu chuyện đó. Và đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong chiến lược xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ là bạn phải hiểu bạn là ai, bạn đang làm gì và bạn muốn gì?
Vậy câu chuyện của bạn là gì? Hãy tự hỏi mình 3 câu hỏi sau đây trước khi bắt đầu nhé:
#1 Điều gì khiến bạn khác biệt?
Đây có lẽ là câu hỏi khó vì nếu bạn không biết bạn đang làm gì, hoặc không biết bạn muốn gì thì bạn cũng không biết điểm khác biệt của mình so với những người khác, hoặc những đối thủ khác cùng lĩnh vực với bạn. Vậy đầu tiên bạn phải tìm sự khác biệt đó.
- Có thể các mặt hàng bạn kinh doanh được khách hàng hài lòng tuyệt đối
- Có thể là doanh nghiệp của bạn được nối tiếp nhiều thế hệ
- Có thể sản phẩm bạn kinh doanh thân thiện với môi trường
- …
Không cần phải một điều gì đó quá cầu kì, như chúng tôi đã đề cập thương hiệu chính là câu chuyện của bạn, vì thế chúng sẽ cần sự chân thực và chính xác. Một ví dụ tuyệt vời về điều này là thương hiệu Ben & Jerry
- Các sản phẩm họ cung cấp đều là những thành phần tự nhiên, lành mạnh và góp phần trong việc bảo vệ môi trường.
- Họ cam kết giá trị tăng trưởng nhằm mục đích mục đích mở rộng cơ hội phát triển và tăng trưởng nghề nghiệp cho mọi người.
- Sứ mệnh của họ là nâng cao giá trị và chất lượng cuộc sống cho các địa phương, nơi mà các sản phẩm của họ được kinh doanh.
Nguồn ảnh: Ben & Jerry’s
Bất kể câu chuyện của bạn là gì, điểm khác biệt chính là những gì sẽ giúp bạn nổi bật, và chắc chắn những điều đó sẽ trở thành bản sắc riêng cho thương hiệu của mình. Bạn sẽ thu hút được sự chú ý và xây dựng niềm tin đơn giản bằng cách bạn hãy là chính bạn.
#2 Khách hàng của bạn là ai?
Đây là bước quan trọng để bạn có thể tối ưu hóa chiến lược quảng cáo cũng như tập trung khách hàng mục tiêu để đạt được doanh số cao nhất. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp đã không nghĩ đến điều này, và vì thế họ không biết họ phải bán sản phẩm đó như thế nào, cho ai, khách hàng họ thuộc tầng lớp nào, bao nhiêu tuổi, thu nhập bao nhiêu… và khi nào họ sẽ sử dụng sản phẩm của bạn và tại sao họ phải dùng.
Nếu đã trả lời được câu hỏi đó thì bạn cũng sẽ biết được thị trường mục tiêu của mình, bạn sẽ ở một vị thế tốt hơn và quyết định xem thương hiệu của bạn sẽ như thế nào, điều này liên quan chặt chẽ với việc thiết kế logo của bạn và nhận diện thương hiệu của bạn, vì khi đó bạn cũng sẽ biết được style của khách hàng bạn đã chọn và triển khai những thiết kế cần thiết.
Nhưng sẽ có sự lầm tưởng về chọn khách hàng mục tiêu không có nghĩa là loại bỏ tất cả những người ít có khả năng mua hàng, nhưng thay vào đó bạn xác định chính xác khách hàng lý tưởng của mình – là những người có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ nhất sau đó tìm cách thu hút sự chú ý của họ, chứ không phải loại bỏ hoàn toàn tất cả các khách hàng ít có tiềm năng nhé.
#3 Nhiệm vụ của bạn là gì?
Bây giờ bạn đã biết chính xác bạn là ai, và khách hàng của bạn. Việc tiếp theo là viết nên nhiệm vụ của mình, nói đơn giản hơn là sứ mệnh, tầm nhìn của bạn, một tuyên bố ngắn gọn nhưng khách hàng sẽ biết bạn đang làm gì và sẽ làm gì. Việc nêu lên sứ mệnh cũng giống như ánh sáng hướng bạn về phía trước và cũng giống như đường ray để giúp con tàu doanh nghiệp của bạn hướng về phía trước. Bất kỳ lúc nào bạn bị mắc kẹt, hoặc một quyết định khó khăn, hãy nhìn lại tuyên bố sứ mệnh và nó sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn.
2. Làm cho thương hiệu của bạn ấn tượng và đáng nhớ
Sự khác nhau giữa Airbnb và VRBO là gì? Nếu bạn tìm hiểu thì cả 2 thương hiệu này mô hình kinh doanh rất giống nhau. Nhưng mặc dù VRBO đã tồn tại vài năm trước khi Airbnb ra đời, nhưng có vẻ bạn nghe về Airbnb nhiều hơn đúng không. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt? Tên của 2 thương hiệu là duy nhất, giao diện cũng thân thiện như nhau, dễ dàng sử dụng, rõ ràng. Câu trả lời là thương hiệu Airbnb ấn tượng và dễ nhớ hơn so với VRBO, mặc dù tên và logo là những từ viết tắt nên không cung cấp thêm thông tin gì cho bạn cả.
Bạn có thể làm cho thương hiệu của bạn đáng nhớ bằng cách làm điểm nhất và gây chú ý đến một vài chi tiết quan trọng.
#1 Dành một chút thời gian cho tên của bạn
Rút ra từ 2 thương hiệu trên, bạn chỉ có một cơ hội để tạo ấn tượng cho khách hàng ngay khi họ thấy thương hiệu của bạn. Trong một thị trường đầy sự cạnh tranh thì việc lấy tên thật ấn tượng, thật đáng nhớ là chìa khóa cho thành công của bạn trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu, trong khi một cái tên xấu có thể phá hỏng cơ hội hợp tác của bạn với khách hàng mới.
Nhưng như chúng tôi đã đề cập ở trên thì hiện nay bạn không chỉ nghĩ về một cái tên tốt mà còn phải có một tên miền để xây dựng một website. Trước khi đăng ký thương hiệu, hãy tìm kiếm xem “tenthuonghieucuaban.com” hay đại loại thế đã có ai đăng ký chưa. Đồng thời hãy chọn cách URL của website bạn trông như thế nào khi được hiển thị, chúng có gây ra nhầm lẫn gì không.
Một điều đặc biệt bạn cần lưu ý trong tìm kiếm của khách hàng (google, bing…). Cà chua, cà tím, dưa leo… là một cái tên thật đáng yêu cho shop kinh doanh quần áo trẻ em, nhưng có thể thương hiệu của bạn có thể không bao giờ có thể xuất hiện trên trang 1 của google cho những tên đó (Phần này chuyên về kiến thức SEO nên bạn có thể tìm hiểu sau nhé, nhưng luôn nhớ rằng đừng nên đặt tên riêng của một thứ gì đó dù nó phù hợp với việc kinh doanh của bạn).
Một vài quy ước đặt tên phổ biến khác cần tránh:
- Từ viết tắt và tên viết tắt. Quy ước đặt tên theo từ viết tắt hoặc tên viết tắt gây rắc rối với xếp hạng SEO. Cũng rất khó để truyền tải thông điệp của công ty bằng 3 chữ cái. (Vâng, IBM đã làm được điều đó, nhưng chúng ta đang bàn đến chính sách là tiết kiệm hoặc không cần tốn nhiều ngân sách, vì thế quy tắc này không phải là chiến lược tốt.)
- Có ý nghĩa vui vẻ. Bạn đang cân nhắc chơi chữ hay cụm từ quen thuộc nào đó? Tên của bạn có thể gây sự vui vẻ khi người nhìn đọc chúng, tuy nhiên vấn đề có thể phát sinh là khi bạn cố gắng vào các thị trường khác, hoặc quốc gia khác thì nơi đó ý nghĩa thật sự của tên thương hiệu của bạn không còn nữa hoặc tệ hơn là người đọc có thể liên tưởng đến thứ khác không liên quan gì đến thương hiệu của bạn nữa.
- Quá đơn giản một cái tên mô tả thương hiệu của bạn quá đơn giản đến nổi khi bạn cố gắng truyền đạt ý nghĩa thương hiệu nhưng người nhận không nhận được gì cả.
Đặt tên là một việc rất thú vị, nhưng cũng rất nhức đầu, và có thể gây căng thẳng. Nhưng đây là một việc rất quan trọng nên vì thế bạn phải cực kỳ chú ý, chọn lựa thật kỹ lưỡng, thật ấn tượng, thật dễ nhớ và quan trọng là không gây nhầm lẫn cho người đọc.
#2 Xác định giao diện của thương hiệu của bạn (Nhận diện thương hiệu)
Đã xong phần khó khăn là chọn tên thương hiệu, tiếp theo là bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ xem thương hiệu của bạn sẽ trông như thế, và bạn sẽ hình dung được chúng sẽ ra sao. Vì thế để thể hiện rõ được ý tưởng cũng như thương hiệu bạn đang kinh doanh gì thì một logo tuyệt vời là nền tảng của chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn. Và logo cũng là sự khởi đầu cho tất cả mọi thứ của hình ảnh thương hiệu.
Bộ nhận diện thương hiệu của Undev | Nguồn ảnh: Altspace
Đây có lẽ là bạn nên bỏ chút thời gian nếu bạn là một nhà thiết kế hoặc bạn bỏ một ít tiền để thuê một thiết kế để tạo logo cho bạn. Tất nhiên cũng có những logo Free bạn chỉ cần mang về chỉnh sửa lại một chút là được, nhưng chúng tôi không khuyến khích bạn làm theo cách này vì Logo là nền tảng cũng là bộ mặt của cả thương hiệu bạn, vì thế hãy cố gắng có được một logo tuyệt vời sẽ giúp bạn rất nhiều trong những việc tiếp theo viên quan đến thương hiệu của bạn. Ngoài ra nếu không có nhiều ngân sách cho việc thiết kế logo bạn có thể tìm các freelancer, hay các đơn vị thiết kế nhỏ cũng có thể giúp bạn trong việc này.
Khi đã có logo và hình ảnh thương hiệu thì việc bạn cần làm lúc này là thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu trên danh thiếp – namecard, Phong bì thư, Folder … các ấn phẩm văn phòng, điều này sẽ làm bạn tốn một chút chi phí, nhưng bù lại bạn sẽ có 2 lợi ích rất lớn từ việc này là bạn sẽ tạo sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và những ấn phẩm đó sẽ giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn, biết thông tin của doanh nghiệp và những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
#3 Tìm giọng nói của bạn
Đây là cách tuyệt vời nhưng chúng ta thường bỏ qua, vì chúng đòi hỏi kỹ năng nói cũng như “đạo diễn” để làm nên một câu chuyện thu hút về thương hiệu của bạn. Và điển hình là Dollar Shave Club sử dụng điều này để làm clip giới thiệu về sản phẩm và công ty của mình, bằng một giọng nói hóm hỉnh và cảm giác hài hước cho người xem, họ đã tạo ra một video lan truyền và hiện nay họ đã cực kỳ phát triển, xứng tầm là đối thủ của Gillette.
3. Đưa thương hiệu của bạn ra khỏi khuôn khổ
Chiến lược xây dựng thương hiệu cũng giống như chiến lược hẹn họ vậy, sau khi đã hoàn thành tất cả mục tiêu được đề ra và việc kinh doanh của bạn đã được sự ổn định, có doanh thu, có lợi nhuận… thì lúc đó bạn nên cho thương hiệu bước ra khỏi khuôn khổ một chút, không còn trong quá trình hẹn hò như lúc đầu nữa, nhưng sẽ là một cái gì đó mới mẻ hơn, nhưng vẫn giữ chất riêng của thương hiệu bạn. Và cụ thể cho phần này là…
#1 Định vị bản thân một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn
Sau khi mọi thứ về nhận thức thương hiệu được hoàn thành, hãy nghĩ đến việc bạn sẽ định vị thương hiệu và làm cho mọi thứ trở nên thật chuyên nghiệp, lúc này bạn sẽ tạo ra một danh tiếng cho doanh nghiệp của bạn. Đừng ngần ngại hiển thị thông tin, kiến thức, kỹ năng của bạn, (cụ thể như đăng ký công ty, đăng ký doanh nghiệp của bạn trên mạng xã hội… Bất cứ điều gì mà khách hàng của bạn có thể nhận thấy). Hãy để cho khách hàng nhìn vào và đánh giá rằng bạn tự tin, bạn có khả năng, bạn giỏi và am hiểu về lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Đây là điều quan trong để thiết lập sự tin tưởng và sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Cụ thể trong việc này và là cách tốt nhất (tất nhiên sẽ không tốn kém chi phí nhiều) là tạo ra một nội dung, thông tin của thương hiệu bạn, chẳng hạn như đăng bài trên các diễn đàn, các blog hoặc làm video… Điều này cho phép bạn thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp theo những cách mới và thu hút người xem (tất nhiên nội dung bạn muốn truyền tải phải chất lượng). Cụ thể hơn nữa bạn hãy đặt mình vào chị trí khách hàng, và từ đó đứng dưới góc độ khách hàng bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi mà khách hàng muốn biết về thương hiệu của bạn, nếu đưa ra lời khuyên tốt, theo tâm lý khách hàng thì họ sẽ tin tưởng bạn hơn. (Việc này đòi hỏi bạn phải có một chút kiến thức về SEO, cũng như kỹ năng viết lách và tâm lý để hiểu khách hàng muốn gì, cần gì ở thương hiệu của bạn).
#2 Tìm hiểu mạng xã hội, phương tiện truyền thông
Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ và thế giới phẳng, mọi thứ bạn muốn chỉ việc lên mạng và tìm kiếm, vì thế bạn nên tận dụng nguồn tài nguyên marketing này để làm chiếc lược xây dựng thương hiệu. Và hầu như bạn có thể sử dụng miễn phí các mạng xã hội nỗi tiếng như Facebook, Tweeter… Nhưng bạn sẽ phải tốn một chút thời gian để chăm sóc cho “ngôi nhà” của mình bằng cách thu hút mọi người biết đến bạn, thường xuyên cập nhật bài viết của bạn (hằng ngày là tốt nhất, nếu bạn không có thời gian thì vài lần 1 tuần), hãy tương tác với mọi người và chia sẽ tất cả kiến thức về lĩnh vực thương hiệu bạn đang kinh doanh.
Đó là phương án tiết kiệm nhất, nhưng bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc đó, thay vào đó bạn có thể bỏ ra một chút ít ngân sách để quảng cáo. Điều này giúp mọi người biết đến bạn nhanh hơn, và đồng thời một điều tuyệt vời khi quảng cáo là bạn có thể tìm kiếm đúng khách hàng mục tiêu vì các mạng xã hội có chức năng lọc người xem quảng cáo của bạn theo độ tuổi, giới tính, nhân khẩu học, sở thích…
#3 Tặng các sản phẩm cho khách hàng mang thương hiệu của bạn
Đây là cách hầu hết các công ty có ngân sách lớn vẫn đang làm mỗi ngày, một chiếc bút, áo phông… có logo của công ty. Nhưng không phải chúng ta sẽ tùy ý chọn sản phẩm quà tặng mà bạn phải chọn lọc ra sản phẩm nào có liên quan đến việc kinh doanh của bạn. Ví dụ như bạn bán thức ăn cho thú nuôi mà lại tặng bút bi có vẻ hơi “tréo ngoe”. Thay vào đó bạn có thể chọn quà tặng là một chiếc bát nhựa cho thú nuôi của họ và tất nhiên bạn sẽ có vài dòng quảng cáo trên quà tặng đó, rất thiết thực và rất hiệu quả. Tuy nhiên sẽ hơi tốn chi phí một chút nhưng đó là cách quảng cáo tốt cho bạn.
Tặng các sản phẩm cho khách hàng mang thương hiệu của bạn | Nguồn ảnh: Bpando
3. Kinh doanh và làm việc đúng với tôn chỉ mà doanh nghiệp đã đặt ra
Phần cuối cùng, cũng là phần quang trọng nhất trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bạn. Nếu bạn đã và đang làm những mục phía trên thì đó chỉ là phần nổi của thương hiệu bạn. Và nếu bạn muốn thương hiệu của bạn phát triển bạn phải có một thái độ nghiêm túc với việc đang làm, kinh doanh đúng sứ mệnh, tôn chỉ bạn đã đặt ra trước khi bạn bắt đầu, nếu điều đó bạn thực hiện tốt thì đó mới chính là “thương hiệu” mà bạn nhận được từ khách hàng, những người tin tưởng bạn và những gì tốt đẹp mà họ bàn tán về bạn sau lưng bạn… Vì thế để thực hiện được điều đó việc bạn cần làm là…
#1 Sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp bạn phải thật chất lượng
Tất nhiên, với bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay thì việc cạnh tranh về giá xảy ra rất gay gắt, song trạnh tranh về chất lượng cũng là yếu tố giúp khách hàng chọn bạn, sản phẩm – dịch vụ bạn phải thật tốt, đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng và từ đó họ cũng sẽ tin tưởng và hợp tác lâu dài với bạn.
#2 Chăm sóc khách hàng thật tốt
Một trong những lý do nguy hiểm nhất có thể phá hoại danh tiếng tốt đẹp của thương hiệu bạn đang gầy dựng từ trước đến giờ. Nếu một khách hàng có vấn đề, hãy đảm bảo rằng họ phải được giải quyết ngay, và tốt hơn hết là thái độ phục vụ của bạn phải thật thật niềm nở, chu đáo và chuyên nghiệp, giúp họ giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất có thể. Khi khách hàng hài lòng thì họ sẽ có một trải nghiệm tốt về thương hiệu của bạn, và tất nhiên họ sẽ không tiếc lời quảng cáo bạn có một người nào đó cần dịch vụ bạn đang cung cấp.
#3 Tiếp tục phá vỡ khuôn khổ
Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh với nhau thì đều theo một khuôn đi ra, mọi thứ đều tương tự nhau và thường không có chiến lược cụ thể và rõ ràng trong sản phẩm – dịch vụ họ đang kinh doanh. Vì thế đây là cơ hội cho bạn cho bạn, một ý tưởng tuyệt vời và đánh bay mọi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác với bạn. Nhưng điều này phải diễn ra liên tục và liên tục vì các đối thủ của bạn sẽ bắt chước bạn rất nhanh “nếu không muốn bỏ lại phía sau thì phải luôn trong tâm thế là người tiên phong”.
Khi bạn phát triển và đầu tư vào các phần khác trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cũng nên tiếp tục đầu tư vào các chiến lược xây dựng thương hiệu. Và khi ngân sách của bạn cho phép bạn nên thuê các chuyên gia để giúp bạn tiếp tục tinh chỉnh giao diện, giọng nói và danh tiếng của mình một cách chuyên nghiệp hơn.
Tổng kết bài viết 4 chiến lược xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ
Chốt lại bài viết này, chiến lược xây dựng thương hiệu tốt nhất nhưng không mất nhiều chi phí là bạn phải khác biệt, táo bạo, thông mình và phải có một chút gì đó dị thường và quan trọng hơn hết bạn phải là chính mình, hãy kể câu chuyện của bạn cho khách hàng nghe, hãy sống và làm việc, kinh doanh theo đúng tôn chỉ và sứ mệnh của thương hiệu bạn. Hãy cố gắng từng bước một và mọi thứ sẽ thật dễ dàng nếu bạn luôn biết bạn là ai, bạn phải làm gì và luôn liên tục thay đổi và đổi mới.
Tác giả: Kelly Morr
Nguồn: 99designs